Ảnh: Chị Hạnh giới thiệu sản phẩm dừa xiêm trọc Thạch Thảo
Nói về cái duyên đến với nghề, chị Hạnh kể: năm 2018, vợ chồng chị đi buôn dừa xiêm, mua ở các hộ nông dân trong và ngoài xã để bán ở các tỉnh trong khu vực. Năm 2019, 2020 và đặc biệt là năm 2021 dịch Covid hoành hành làm cho việc mua bán không thuận lợi. Nhìn thấy lượng dừa ở địa phương ứ đọng, vợ chồng anh chị rất xót xa. Rồi với những kinh nghiệm trong kinh doanh, nhu cầu của người tiêu dùng, hai vợ chồng quyết định chuyển sang kinh doanh dừa trọc. Bản thân tôi cùng chồng mày mò, từng bước hoàn chỉnh quy trình sản xuất, tập hợp nhân công, tìm kiếm thị trường đầu ra...
Đầu năm 2021, vợ chồng anh chị vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện với số tiền 200 triệu đồng để mở rộng diện tích nhà làm dừa và có vốn mua dừa nguyên liệu. Anh chị bắt đầu thuê công làm, với 4 nhân công, mỗi ngày cơ sở của anh xuất ra thị trường từ 500 đến 1.000 trái/ngày. Đến nay số lượng nhân công ở cơ sở từ 12 đến 15 người, mỗi ngày xuất từ 5.000 đến 6.000 trái/ngày. Thu nhập mỗi công nhân dao động từ 5 triệu đồng/tháng (học việc) đến 9 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở ngoài chợ, các tiểu thương như trước thì nay, sản phẩm đã đến với các siêu thị, xuất sang nước ngoài.
Bằng sức trẻ, nghị lực Vợ chồng anh Thương và chị Hạnh đã vươn lên, thu nhập cơ sở đến nay khoảng 27 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động tại địa phương, trong đó có 02 thanh niên là dân tộc thiểu số.
Chị Nguyễn Thị Thoại Khanh – Bí thư xã đoàn Lương Phú cho biết: Với Với sự thành công của mình, vợ chồng anh Thương đã trở thành tấm gương sáng cho thanh niên Lương Phú noi theo. Mô hình của anh chị là minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm của thế hệ trẻ. Mô hình này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.
Nguồn: giongtrom.bentre.gov.vn