Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Cần áp dụng trình tự và đồng bộ các biện pháp tổng hợp trong phòng trừ sâu đầu đen hại dừa
31-07-2024

BDK.VN - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, diện tích nhiễm sâu đầu đen hại dừa tại các địa phương đã áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp đã có dấu hiệu phục hồi tốt về sinh trưởng.

Cần áp dụng trình tự và đồng bộ các biện pháp tổng hợp trong phòng trừ sâu đầu đen hại dừa

Cụ thể vào đầu năm 2023, diện tích nhiễm sâu đầu đen trên toàn tỉnh ở mức cao là 854ha, sau khi ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp như: cắt tàu tiêu hủy, phun thuốc bảo vệ thực vật và kết hợp phóng thích trên 350 triệu con ong ký sinh nhộng và ký sinh ấu trùng trên toàn tỉnh thì diện tích nhiễm sâu đầu đen giảm xuống chỉ còn 265ha, chủ yếu là nhiễm nhẹ.

Từ đầu năm 2024, công tác nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen được duy trì thực hiện tại 9 điểm: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống và Hoa kiểng, các huyện: Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm và Châu Thành. Lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã phóng thích trên 109 triệu ong ký sinh, gồm hơn 5 triệu ong ký sinh ấu trùng và hơn 104 triệu ong ký sinh nhộng.

Qua thực tế cho thấy, công tác phòng trừ sâu đầu đen chỉ đạt hiệu quả cao khi áp dụng trình tự và đồng bộ các biện pháp tổng hợp: trước tiên là biện pháp thủ công (cắt tỉa tàu lá bị nhiễm sâu đem tiêu hủy để giảm mật số sâu và tạo điều kiện xử lý thuốc hiệu quả); kế đó là biện pháp hóa học (phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách theo khuyến cáo để diệt sâu) và cuối cùng là biện pháp sinh học (nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh để diệt nhộng và sâu tuổi lớn). Trong đó, biện pháp sinh học giữ vai trò rất quan trọng vì giúp cân bằng hệ sinh thái trên vườn dừa, hạn chế tình trạng tái phát dịch hại, quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng các sản phẩm từ dừa.

Ngoài ra, để phát huy hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu đầu đen cần phối hợp chặt chẽ giữa nông dân, cán bộ địa phương và ngành chuyên môn, nhất là nông dân phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trị kịp thời theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Cũng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh có tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2024. Nguyên nhân do điều kiện nắng nóng vào đầu năm 2024 tạo thuận lợi cho sâu đầu đen phát triển và gây bất lợi cho sự phát triển của các loài thiên địch trong tự nhiên đặc biệt là ong ký sinh.

Thời gian tới, UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương vận động người nông dân chủ động hơn nữa trong công tác quản lý sâu đầu đen, cần thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện đối tượng sâu hại này và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp để đảm bảo quản lý hiệu quả phòng trừ. Đặc biệt khuyến cáo nông dân không phun thuốc bảo vệ thực vật trên các vườn dừa trong vùng đã thả ong ký sinh nhằm duy trì nguồn thiên địch trong tự nhiên để công tác phòng trừ đạt hiệu quả cao và bền vững.

Tăng cường công tác nhân nuôi ong ký sinh để phóng thích trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen đảm bảo phóng thích hiệu quả trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh; điều chuyển nguồn ong ký sinh giữa các địa phương để đảm bảo công tác phòng trừ chung. Tiếp tục phối hợp với các Viện, Trường thực hiện các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn biện pháp quản lý sâu đầu đen đặc biệt là biện pháp sinh học.

Nguồn: baodongkhoi.vn


Các tin khác:
Tiềm năng khai thác tín chỉ carbon từ cây dừa
Nghiên cứu, có giải pháp phòng trừ sâu đầu đen hiệu quả
Trà Vinh hỗ trợ cho thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Tiềm năng tín chỉ carbon từ vườn dừa
Hợp tác xã Nông nghiệp Định Thủy hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập
Thạnh Phú ra mắt Câu lạc bộ Nông dân triệu phú dừa
Ra mắt Tổ hội Nông dân nghề nghiệp trồng dừa theo hướng canh tác hữu cơ số 2, 4
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả vườn dừa của tỉnh
Tập trung các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh
Phát triển ổn định 80 ngàn héc-ta dừa của tỉnh
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 31.108.375
Online: 28
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun