Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Giải pháp tháo gỡ giá dừa nguyên liệu trong tỉnh Bến Tre
18-06-2012

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm 2012, giá thu mua dừa trái (dừa công nghiệp) giảm liên tục. Đầu năm 2012, giá khoảng 60.000đ/chục (12 trái), đến tháng 4/2012, các cơ sở thu mua với giá 46.000 – 52.000đồng/chục, nhưng sau đó giá giảm liên tục, hiện nay giá bán tại vườn từ 15.000 – 20.000đồng/chục, đây là mức giá rất thấp. Với giá bán như trên, đời sống người dân trồng dừa đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn.


Đối với cơm dừa tươi, khoảng đầu tháng 4/2012, các doanh nghiệp thu mua với giá 10.000đ/kg, thì hiện nay các doanh nghiệp thu mua từ 5.000đ – 7.000đ/kg, thậm chí có cơ sở thu mua giá 4.000đ/kg. Một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH một thành viên Chế biến dừa Lương Qưới còn giữ giá từ 6.500đ – 7.000đ/kg. Đối với các sản phẩm phụ như: chỉ xơ dừa, gáo dừa, nước dừa, da dừa, vỏ dừa... giá bán đều giảm mạnh, đặc biệt là vỏ dừa từ khoảng 12.000đ/chục thì nay còn 3.700đ/chục, nước dừa từ 120.000đ/thùng (30 lít) còn 8.000đ/thùng... nhưng sức mua rất hạn chế.

Tình hình xuất khẩu dừa trái cũng giảm đáng kể so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh xuất khẩu khoảng 26,5 triệu trái, kim ngạch đạt khoảng 21,2 triệu USD, giảm 51,3% so với cùng kỳ, giá xuất khẩu dừa trái giảm trên 55%. Việc xuất khẩu các sản phẩm dừa qua chế biến, như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa thị trường xuất khẩu không ổn định. Sản lượng cơm dừa nạo sấy xuất khẩu ước đạt 14,231 tấn, tăng 50,23% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng giá tiếp tục giảm còn từ 1.000 – 1.150 USD/tấn, giảm bình quân trên 55% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng sản phẩm sữa dừa tiêu thụ chậm, nên từ cuối tháng 3 đến nay Công ty TNHH một thành viên Thế Giới Việt chỉ thu mua dừa và hoạt động 35% công suất (khoảng 30 tấn cơm dừa/ngày);

   Nhìn chung, tình hình thu mua, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình giá dừa nguyên liệu (dừa công nghiệp) giảm thấp một số nông dân đã đốn tỉa bớt dừa để trồng xen cây có múi; nhiều hộ không thuê bẻ dừa mà để dừa rụng tự nhiên, rụng bao nhiêu, bán bấy nhiêu; có hộ neo dừa lại không bán, chờ giá lên; có hộ thu hái dừa non để bán làm dừa uống nước.

   Nguyên nhân giá dừa giảm

   - Nguyên nhân quyết định chi phối trực tiếp làm giá dừa giảm là do yếu tố cung - cầu, hiện nguồn cung dừa trái lớn nhưng sức mua và giá các sản phẩm chế biến từ dừa trên thị trường thế giới giảm mạnh. Đây là là hiện tượng chung của nhiều nước trồng dừa chứ không chỉ riêng ở Bến Tre. Theo nhận định các chuyên gia, do thời tiết thuận lợi và tập trung thâm canh (do giá dừa năm 2011 khá cao), nên trong năm 2012 sản lượng dừa trái các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,  tăng trên 20% (Indonesia tăng 20,3% …). Đối với Bến Tre năng suất, sản lượng năm 2012 tăng cao hơn so với cùng kỳ. Theo thống kê sản lượng dừa trái của Bến Tre ước tăng trên 27% so với năm 2011 (chưa kể lượng dừa trái các tỉnh lân cận nhập vào). Thị trường và giá bán các sản phẩm chế biến từ dừa của thế giới đều giảm mạnh (kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ). Xuất khẩu trực tiếp dừa trái giảm đáng kể.

-  Bên cạnh đó, giá dừa giảm còn do nguyên nhân chủ quan là: Có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến cơm dừa trong tỉnh. Các doanh nghiệp chưa liên kết thống nhất giá xuất khẩu, có hiện tượng chào giảm giá, bán phá giá, tạo kẻ hở dẫn đến sự ép giá từ phía khách hàng nhập khẩu (giá sản phẩm cơm dừa nạo sấy chào bán xuất khẩu của một số doanh nghiệp ở Bến Tre có sự chênh lệch từ 1.000 – 4.000đồng/kg). Chuỗi cung ứng dừa trái (từ người trồng dừa đến doanh nghiệp chế biến dừa) chưa thật sự hợp lý, còn qua nhiều khâu trung gian.

- Mặt khác, cũng do dư luận dự báo giá dừa sau tháng 4, tháng 5 sẽ tăng nên một số thương lái mua dừa dự trữ, một số nông dân neo dừa lại để chờ giá tăng nên dẫn đến lượng dừa trong tỉnh dư thừa nhiều làm cho giá tiếp tục giảm.

- Năm 2011, giá dừa tăng cao, giá nhân công, chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Tuy nhiên, năm nay giá dừa xuống thấp nhưng chi phí trả công lao động, phí vận chuyển vẫn ổn định ở mức cao. Từ đó, cũng tác động đến giá thu mua dừa trái.

Những chỉ đạo và công tác quản lý của tỉnh về tình hình thu mua dừa trái thời gian qua

Trước tình hình giá dừa giảm mạnh, Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh rất quan tâm, đã tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm ổn định và từng bước nâng giá dừa:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2012 về việc ổn định giá dừa trái nguyên liệu trong tỉnh. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các ngành, huyện, Hiệp hội Dừa triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá thu mua dừa trái cho nông dân trồng dừa như: vận động các doanh nghiệp duy trì sản xuất và thu mua dừa với giá ổn định, mở rộng các điểm thu mua dừa trực tiếp trên địa bàn các huyện; thường xuyên theo dõi nắm bắt diễn biến tình hình thị trường dừa trong nước, ngoài nước, cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp, người nông dân trồng dừa trong tỉnh; tăng cường thông tin về tình hình giá dừa trái nguyên liệu trong tỉnh, đưa tin các doanh nghiệp tổ chức thu mua dừa trực tiếp của nông dân, công khai bảng giá thu mua để nhân dân an tâm bán đúng giá, không để bị trục lợi; kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, đơn vị giảm giá mua cơm dừa tươi; tiếp tục đẩy mạnh các chương trình thâm canh, xen canh để tăng hiệu quả vườn dừa, triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng 2 hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến dừa về ISO 9001- 2008 và HALAL giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông và Châu Phi. Hiện đang xúc tiến triển khai kế hoạch liên kết các doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tạo kẻ hở cho khách hàng bên ngoài ép giá.

 - Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý bến phà và bến xe chấn chỉnh ngay tình hình hoạt động của bến Hàm Luông, nhất là tổ chức sắp xếp hoạt động của lực lượng công nhân bốc xếp tại bến ổn định và đi vào nền nếp, tăng cường phương tiện cơ giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu Trung Quốc vào Bến Tre mua, chuyên chở dừa trái và các sản phẩm phụ từ trái dừa;

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản kiến nghị về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế cho miễn, giảm thuế xuất khẩu dừa trái và các loại thuế đối với các sản phẩm phụ chế biến từ trái dừa (nước dừa, gáo dừa, chỉ xơ dừa...); điều tiết cho Bến Tre khoản tiền thuế xuất khẩu dừa trái của các doanh nghiệp Bến Tre đã nộp năm 2011 để tạo qũy bình ổn giá dừa và hỗ trợ đầu tư cho phát triển cây dừa. Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư điều chỉnh thuế xuất khẩu dừa trái từ 3% về 0% và gửi lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan và các tỉnh trồng dừa.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành dừa

Trước tình hình giá dừa trái (dừa công nghiệp) giảm mạnh hiện nay đã ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân dừa trong tỉnh, một số người trồng dừa đã chuyển sang bán dừa non làm dừa uống nước, một số hộ đã neo dừa lại quá khô dẫn đến năng suất giảm vào các vụ sau, một số hộ cũng đốn tỉa bớt để trồng xen các cây có múi. Do đó, trong thời gian tới nguồn nguyên liệu dừa phục vụ phát triển công nghiệp chế biến sẽ có nguy cơ bị cạn kiệt, giá dừa trái sẽ phục hồi và tiếp tục tăng cao trở lại và ngành công nghệp chế biến dừa sẽ gặp khó khăn về nguyên liệu nếu không có các giải pháp căn cơ để ổn định giá dừa và thu nhập của người trồng dừa trong thời điểm hiện nay. Để kiềm chế giá dừa sụt giảm trong thời gian tới, nhất là giải quyết lượng dừa tồn đọng, giúp nông dân trồng dừa ổn định cuộc sống;  Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến sẽ triển khai một số giải pháp trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Thông qua Hiệp hội dừa làm đầu mối, khuyến khích vận động các doanh nghiệp liên kết, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc chào giá xuất khẩu thấp dẫn đến thu mua giá dừa thấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng dừa. Tiếp tục vận động các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa trong tỉnh hoạt động tối đa công suất sản xuất tồn trữ sản phẩm, tăng cường tìm kiếm thị trường, thu mua dừa với giá ổn định.

- Khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các điểm thu mua dừa trực tiếp trên địa bàn các huyện để giảm chi phí trung gian, nâng được giá thu mua dừa trái cho nông dân.

- Vận động các ngân hàng ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến dừa, các cơ sở thu mua dừa, người nông dân trồng dừa được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để nâng công suất sản xuất, chế biến tạm trữ, tiếp tục thu mua dừa trái và người dân có điều kiện tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn dừa.

- Ưu tiên cân đối vốn ngân sách tỉnh (khuyến nông, khuyến công, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ) hỗ trợ đầu tư nhân rộng mô hình thâm canh, xen canh tổng hợp để tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác; tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc vườn dừa, không chặt dừa để trồng cây khác…

- Hỗ trợ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại: theo dõi nắm bắt diễn biến tình hình thị trường dừa trong nước, ngoài nước, cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp, người nông dân trồng dừa trong tỉnh. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa.

- Tổ chức triển khai chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua dừa, chế biến dừa nhằm giảm bớt khó khăn trong tình hình hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thị trường mua bán, xuất khẩu dừa trái và các sản phẩm từ dừa để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thương mại.

- Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại Bến Tre để chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ dừa.

- Đề xuất Chính phủ có chủ trương thành lập quỹ bình ổn giá dừa để hỗ trợ sản xuất của ngành dừa khi gặp khó khăn.

            (Theo Báo cáo số 166/BC-UBND ngày 11/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)


Các tin khác:
Tình hình triển khai cụ thể hoá các kiến nghị, đề xuất sau Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012
Nông dân ồ ạt chặt dừa, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Hiếu: "Chúng tôi như tát nước giữa biển"
Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre
Sản xuất thạch dừa theo qui trình… lạ
Festival Dừa đạt được mục đích tôn vinh người trồng dừa, tôn vinh cây dừa và nâng cao giá trị cây dừa
Tìm cách cứu người trồng dừa
Dừa rớt giá, nông dân vẫn đạt thu nhập khá nhờ trồng xen cây cacao
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 30.747.696
Online: 57
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun