Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Giống dừa và hướng giải quyết giống cho sản xuất
16-05-2012

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là cây có dầu đa niên giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt ở các nước vùng nhiệt đới, cung cấp rất nhiều sản phẩm phục vụ cho con người: thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng….


Cây dừa được xem là cây của hàng trăm công dụng. Hầu hết các nước trồng dừa trên thế giới đang sử dụng các giống dừa bản địa và một số giống dừa lai có đặc tính tốt như ra quả sớm, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, hàm lượng đường cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái đặc trưng của riêng mình. Cùng với kỹ thuật canh tác hợp lý, phát huy tối đa tiềm năng năng suất, góp phần bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn gen cây dừa nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng dừa. Đặc biệt, trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên quy mô tòan cầu, cây dừa được coi là một trong những cây trồng có thế mạnh, vì cây dừa dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng sinh thái, ngưỡng chịu mặn của cây dừa có thể lên đến 10‰, cây dừa có thể chịu được ngập lụt dài hơn một số cây ăn trái khác. Để giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, nền nông nghiệp Việt Nam đang nghiên cứu tìm ra một cơ cầu giống cây trồng hợp lý, trong đó cây dừa đóng một vị trí quan trọng.

 1. Hiện trạng và nguyên nhân hạn chế năng suất, hiệu quả kinh tế cây dừa ở tỉnh Bến Tre.

1.1. Kết quả điều tra về hiện trạng canh tác dừa tỉnh Bến Tre

            Tính đến năm 2010, tổng diện tích dừa trên toàn tỉnh đạt trên 50.000 ha. Cây dừa được trồng gắn liền với thổ cư, quy mô không lớn (0,3 -0,5 ha/hộ). Mật độ trồng trung bình từ 180 -200 cây/ha.

Đa số các vườn dừa (85%) đã được bón phân, nhưng chưa cân đối, chủ yếu là Ure hoặc NPK (16:16:8), chưa đáp ứng được yêu cầu của cây dừa. Các mẫu lá dừa được phân tích đều cho kết quả hàm lượng lân và đặc biệt là kali trong lá đều thấp.

Năng suất dừa chưa cao. Dừa Ta ở đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 50-60 quả/ cây/ năm và ở Duyên hải Nam Trung bộ chỉ đạt 25-35 quả/ cây/ năm. Dừa dâu đạt khoảng 55-70 quả/ cây/ năm ở đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình trồng xen trong vườn dừa (Dừa- Cacao), bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đa số vườn dừa vẫn còn trồng xen tạp, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế của vườn dừa, trong khi thu nhập từ cây dừa chiếm tới 53% tổng thu nhập trong gia đình.

1.2. Một số nguyên nhân hạn chế năng suất và hiệu quả kinh tế cây dừa

Năng suất dừa còn thấp, chưa tạo được thế cạnh tranh cao so với một số cây ăn trái khác. Có nhiều lý do dẫn đến năng suất dừa thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao như:

·         Giống dừa chưa được tuyển chọn lúc trồng.

·         Kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thích hợp (trồng dày, ít bón phân, bón phân không cân đối, thiết kế mương liếp chưa đúng kỹ thuật, chưa chú ý tới việc giữ ẩm cho dừa trong mùa khô).

·         Bị kiến vương, đuông, chuột, đặc biệt là bọ cánh cứng (Brontispa longissima) phá hại

·         Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (bão, lũ lụt, đất nhiễm phèn, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn và kéo dài hơn ở ĐBSCL trong các tháng cuối mùa khô).

·         Chưa chú trọng trồng xen thích hợp

·         Nghiên cứu chế biến và đa dạng hóa sản phẩm từ cây dừa chưa được đẩy mạnh   

2. Các giải pháp khắc phục để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cây dừa

2.1. Giải pháp giống:

Chọn các giống dừa cho năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của môi trường. Cây con xuất vườn phải được ươm từ trái giống của những cây mẹ tuyển chọn đạt năng suất cao

2.2. Giải pháp kỹ thuật canh tác

·         Trồng và chăm sóc dừa đúng theo hướng dẫn của qui trình kỹ thuật đã được phổ biến. Bón thêm phân hữu cơ, tưới nước kết hợp tủ gốc trong mùa khô. Có biện pháp kỹ thuật lên liếp và chọn các loại cây trồng xen phù hợp cho từng vùng cho hiệu quả kinh tế cao

·         Các loại sâu bệnh chính trên cây dừa bao gồm: Bọ dừa (Brontispa longissima Gestr), Kiến vương một sừng (Oryctes rhinoceros L), Đuông (Rhynchophorus ferrugineus O, Sâu đục quả (Tirathaba rufivera), Bọ xít (Amblypelta sp), Rệp sáp vảy tròn (Aspidiotus destructor), Chuột đục trái ,Bệnh đốm xám (Nấm Pestalozia palmarum), Bệnh thối nõn (Phytophthora  palmivora), Bệnh nứt thân (Ceratocystis paradoxa). Trong số đó Bọ dừa là tác nhân gây hại chủ yếu, có thể gây chết cây hàng loạt nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Cần thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phù hợp.

3. Giải pháp chế biến và thị trường tiêu thụ

·         Đẩy mạnh nghiên cứu chế biến và đa dạng hóa sản phẩm từ cây dừa

·         Mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm từ dừa

3. Vấn đề giống dừa cho sản xuất

3.1. Tầm quan trọng của công tác giống dừa

Giống cây trồng tốt là yếu tố rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, Dừa (Cocos nucifera L.) là cây lấy dầu lâu năm có chu kỳ khai thác kinh tế kéo dài 50-60 năm, thậm chí lâu hơn, do đó công tác chọn tạo giống càng giữ vai trò quan trọng bởi vì nếu trồng được cây dừa tốt, năng suất cao sẽ thu hoạch trong suốt 50 năm. Ngược lại nếu tuyển chọn không cẩn thận thì hậu quả cũng sẽ kéo dài với từng ấy thời gian, chưa kể hao phí thời gian, tài nguyên thiên nhiên (đất đai), công sức ...

Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dừa cho thấy chỉ riêng khâu chọn giống kỹ đã có thể gia tăng năng suất lên 30%. Nếu áp dụng các phương pháp chọn tạo giống, đặc biệt là khai thác ưu thế lai thì có thể năng suất tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần.

Cho đến nay Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã chọn tạo được hơn 20 tổ hợp lai, nhập nội cũng như khảo sát, đánh giá và tuyển chọn được nhiều giống bản địa có tiềm năng phục vụ cho các mục tiêu uống nước, lấy dầu và chế biến các sản phẩm có giá trị cao từ cơm dừa, vỏ dừa, gáo dừa, nước dừa...). Những kết quả trên đã góp phần tạo nên tiền đề cho chương trình phát triển sản xuất giống dừa năng suât cao, gia tăng thu nhập cho cộng đồng trồng dừa ở Việt Nam.

3.2. Phân loại dừa

Hiện nay trên thế giới các nhà khoa học phân loại dừa ra thành 2 nhóm chính dựa trên cách thức thụ phấn. Các đặc tính nông sinh học của 2 nhóm này hoàn toàn khác biệt nhau. Ở Việt Nam nhóm dừa cao bao gồm các giống Ta (xanh, vàng), Dâu (xanh, vàng), Giấy, Bung, Lửa, Sáp (đặc ruột)...Nhóm dừa lùn gồm các giống Xiêm (xanh, đỏ), Ẻo (nâu, xanh), Tam Quan, Dứa, Núm, Sọc... Từ các giống dừa lùn và dừa cao, thông qua lai hữu tính với các giống dừa nhập nội đã tạo ra được nhiều giống lai có năng suất cao phục vụ ép dầu như PB 121, JVA 1, JVA 2.

Dừa lùn chủ yếu là dùng để uống nước và sử dụng làm cây mẹ trong các chương trình chọn tạo giống. Vì là cây tự thụ phấn nên việc chọn giống thuộc nhóm dừa lùn đơn giản, chủ yếu dựa vào năng suất trái/cây, độ ngọt của nước dừa, khả năng thích nghi...

Dừa cao được trồng trên qui mô lớn để ép dầu và chế biến các sản phẩm phụ. Chọn giống thuộc nhóm dừa cao phức tạp hơn nhiều do chúng có đặc tính thụ phấn chéo, khả năng biến dị rất cao, hệ số nhân thấp. Do đó công tác chọn tạo giống dừa giới hạn trong việc chọn lựa các cây mẹ có các đặc tính vể kiểu hình xuất sắc và lai tạo giữa các nhóm giống và giữa các giống trong cùng nhóm với nhau để khai thác hết tiềm năng năng suất của cây dừa.

Một số đặc tính nông sinh học của các giống dừa

 

Nhóm dừa cao

Nhóm dừa lùn

Dừa lai

- Cây cao 18-20m, tăng trưởng nhanh

- Thụ phấn chéo

- Ra hoa muộn, có quả muộn (5-6 năm)

- Số quả/buồng ít (5-8 quả)

-NS quả/cây/năm: Dừa Ta (50-60 quả ĐBSCL và 25-35 quả ở DHNTB), Dừa dâu (55-70 quả-DHNTB).

-  Quả to (2.000 -2.500g/quả)

- Gốc cây phình to

- Cơm dừa dày (1-1,2cm)

- Hàm lượng dầu cao 60-65%

- Chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường

- Thích hợp để lấy dầu, chế biến công nghiệp (cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa,...), sản phẩm phụ (chỉ, xơ, gáo...)

 

- Cây thấp, tăng trưởng chậm (cao 10-12m),

- Tự thụ phấn

- Ra hoa sớm, có quả sớm (3-4 năm sau trồng)

- Số quả/buồng nhiều: Từ 10-15 quả (dừa Xiêm, Dứa) ;                  Từ 18-30 quả (dừa Ẻo)

- NS quả/cây/năm : Từ 100-150 quả (dừa Xiêm, Dứa), từ 200- 300 quả (dừa Ẻo)

- Quả nhỏ :                                  Từ 800– 900g (dừa Dứa),                    từ 850-950g (dừa Xiêm),              Từ 300-500g ( dừa Ẻo)

- Gốc thẳng

- Cơm dừa mỏng <1,0cm

- Hàm lượng dầu thấp < 60%

- Chống chịu kém với các điều kiện bất thuận của môi trường

- Hàm lượng đường tổng số trong nước dừa : 6,5-7%

- Hàm lượng Vitamin C trong nước dừa: 12,7 -17,5%

- Thích hợp để uống nước

- Cây cao trung bình, tăng trưởng nhanh (12-15m)

- Thụ phấn chéo

- Ra hoa sớm, có quả sớm (3-4 năm sau trồng)

- Số quả/ buồng nhiều:                  Từ 15-20 quả (PB121),                Từ 10-15 quả (JVA1, JVA2)

- NS quả/cây/năm : Từ 100-150 quả (JVA1, JVA2), từ 150-200 quả (PB121)

- Quả nhỏ đến trung bình :  Từ 1.200-1.500g (PB121),  Từ 1.600-1.800g ( JVA1),  Từ 1.800-2.000g ( JVA2)

- Gốc cây phình trung bình

- Cơm dừa dày (1- 1,2cm)

- Hàm lượng dầu cao 63-68%

- Chống chịu khá tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường

- Thích hợp để lấy dầu, chế biến công nghiệp, sản phẩm phụ (chỉ, xơ, gáo...)

 

 

3.3. Các phương pháp chọn tạo giống dừa mới

3.3.1. Thu thập và nhập nội nguồn gen

Bắt đầu từ năm 1985, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật đã tiến hành khảo sát, sưu tập, nhập nội và bảo tồn được 1 tập đoàn quĩ gen dừa dưới hình thức ngân hàng gen ngoài đồng ruộng đặt tại Trung tâm dừa  Đồng Gò (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Đây là bộ sưu tập duy nhất trong cả nước về nguồn gen cây dừa với tổng số 51 giống, trong đó từ các địa phương trong nước 39 giống (thu thập từ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ chí Minh, Bình tuận, Bình Định, Huế, Quảng Nam, Thanh Hóa) và nhập nội 12 giống (từ Philippine, Srilanka, Malaysia, Bờ biển ngà). Trong số đó 1 số giống đã được sử dụng thành công trong các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống của Viện

3.3.2. Tuyển chọn cây dừa mẹ

Các công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất đã chỉ ra rằng khi lựa trái giống của những cây mẹ cho năng suất cao, trái giống nặng cân, nẩy mầm sớm, cây con mọc mạnh ở vườn ươm thì cây dừa sau này sẽ cho năng suất cao. Việc tuyển chọn và theo dõi năng suất trái trên cây dừa mẹ cần làm liên tục trong 3 năm, nếu cây cho năng suất cao liên tục trong 3 năm sẽ được chọn làm cây mẹ để thu trái giống. Phương pháp này có ưu điểm là có được nguồn giống tốt cung cấp cho sản xuất trong khoảng thời gian ngắn, biết được tiềm năng năng suất của cây mẹ tuy nhiên nguồn phấn của cây bố không được khống chế nên cũng ảnh hưởng tới tiềm năng năng suất của giống. Thực tế trong điều kiện canh tác của nông dân chỉ khoảng 1% số lượng cây dừa thỏa mãn tiêu chuẩn được chọn làm cây mẹ.

Tiêu chuẩn chọn cây mẹ: Trên các vườn dừa tốt, chọn những cây có đủ tiêu chuẩn cây đầu dòng  (gọi là cây mẹ) thỏa mãn các điều kiện như:

- Tuổi cây từ 15 - 45 tuổi (đói với dừa cao) và từ 10 - 30 tuổi (đối với dừa lùn)

- Thân cây phát triển bình thường, vết sẹo lá sát nhau.

- Tán lá phân bố đều, nhiều lá.

- Cây có trên 80 trái/ cây/ năm (đối với dừa cao) và trên 120 trái  (đối với dừa lùn).

- Độ dày cơm dừa >= 1,2cm, trọng lượng cơm dừa tươi/trái > 400 g.

- Hàm lượng dầu cao: trên 60%

- Không bị sâu bệnh.

- Không mọc ở những nơi đặc biệt  (gần giếng nước,  chuồng gia súc ).

3.3.3. Lai tạo

Hiện nay thế giới có xu hướng khai thác ưu thế lai trong chọn tạo giống dừa. Chủ yếu là lai giữa giống dừa cao và giống dừa lùn. Trong nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lai hữu tính, trong sản xuất thường sử dụng phương pháp thụ phấn trợ lực để tạo ra giống lai năng suất cao. Kỹ thuật chỉ thị phân tử (Molecular markers) cũng đã được sử dụng để đánh giá mực độ đa dạng di truyền nguồn gen cây dừa trong ngân hàng gen, giúp cho công tác lai tạo giống dừa đạt được nhiều kết quả: đã có nhiều giống dừa lai có năng suất cao, phù hợp cho công nghiệp chế biến, được nông dân tiếp nhận như PB121, JVA1 và JVA2

3.3.4. Nuôi cấy phôi

Dừa Sáp (Macapuno) có giá trị kinh tế rất cao, giá cả cao gấp hàng chục lần các giống dừa thường. Với đặc tính cơm dừa đặc sệt, dừa sáp có thể sử dụng để ăn tươi, chế biến các sản phẩm thực phẩm, giải khát. Tuy nhiên trong tự nhiên trái dừa sáp rất khó nẩy mầm. Nếu trồng bằng cây thu từ quả bình thường trên cây dừa sáp theo phương pháp truyền thống, 5-7 năm mới cho thu hoạch, tỷ lệ quả sáp thấp, chỉ đạt khoảng 25%. Hiện nay thông qua công nghệ nuôi cấy phôi hữu tính các nhà khoa học đã khắc phục được hạn chế này để sản xuất giống dừa sáp chất lượng cao, cây dừa sáp từ nuôi cấy phôi có thể cho tỷ lệ trái sáp đặc ruột cao >= 70%, nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn dừa sáp. 

3.4. Giới thiệu các giống dừa mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao

Một số giống dừa đã được công nhận giống tạm thời và cho phép sản xuất thử trong giai đoạn 2001-2006 như: Dừa Dứa, Dừa Tam Quan, Dừa Sáp, Dừa lai PB121, Dừa lai JVA1, dừa lai JVA2...  Năm 2011 Bộ NN& PTNT đã công nhận chính thức 4 giống dừa Ta, Dâu, Xiêm, Ẻo, và mới đây Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT đưa cây dừa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Các giống dừa đã được công nhận có thể chia thành các nhóm theo mục đích sử dụng:

- Các giống dừa có ưu thế trong xuất khẩu trái khô: Ta, Dâu, JVA2, JVA1.

- Các giống dừa dùng để chế biến (dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, mứt dừa...): Ta, Dâu,   Sáp, PB121, JVA1, JVA1

- Các giống dừa dùng để uống nước: Xiêm, Dứa, Ẻo, Tam Quan

 4. Định hướng giải quyết giống cho sản xuất tại các tỉnh phía Nam

Để đáp ứng được nhu cầu giống dừa năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất trong nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, một số công việc cần thực hiện như sau: 

- Thu thập, nhập nội nguồn gen cây dừa và những giống mới để tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới;

- Tuyển chọn cây dừa mẹ địa phương (Ta, Dâu, Xiêm, Ẻo, dừa Dứa, dừa Sáp) có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi lâu đời trên các vùng sinh thái của Việt Nam và giữ được tính đa dạng sinh học trong quần thể dừa tự nhiên;

- Áp dụng khoa học công nghệ sinh học nuôi cấy phôi dừa để nâng cao tỉ lệ quả sáp/buồng và phương pháp chọn tạo theo hướng sử dụng ưu thế lai để tạo ra giống dừa lai F1 ra hoa kết quả sớm, năng suất cao, hàm lượng dầu cao;

- Hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng phù hợp với cơ chế thị trường;

Vấn đề còn lại là cần có chính sách, cơ chế phù hợp để hỗ trợ người trồng dừa cùng với hệ thống cung cấp giống dừa mới năng suất cao, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng dừa, từ đó đẩy mạnh sự phát triển vùng nguyên liệu và ngành chế biến dừa của cả nước và tỉnh Bến Tre./.

Ngô Thị Lam Giang,

Võ Văn Long,

Phạm Thị Lan,

Nguyễn Thị Bích Hồng*

 

Tài liệu tham khảo

  1. Ngô thị Lam Giang, Võ văn Long, Nguyễn thị Bích Hồng và ctv. (2002), Công nghệ nhân và sản xuất giống dừa. Công nghệ nhân và sản xuất giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp và giống vật nuôi (tập 1). NXB Lao động-Xã hội, Hà nội, tr.113-124.
  2. Ngô thị Lam Giang, Võ văn Long, Nguyễn thị Bích Hồng, Phạm thị Lan (2003), Kỹ thuật trồng dừa đạt năng suất cao. Hội làm vườn Việt Nam (VACVINA), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  3.  Ngô thị Lam Giang, Võ văn Long, Nguyễn thị Bích Hồng, Nguyễn thị Lệ thủy, Phạm thị Lan, Nguyễn Đăng Phú, Huỳnh Đình Thạch (2005), Kết quả 4 năm triển khai Dự án Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001-2005. Tuyển tập công trình khoa học “Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Bộ Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.434-440.
  4. Nguyễn thị Bích Hồng, Hà văn Hân, Phạm thị Lan, Lưu Quốc Thắng, Ngô thị Kiều Dương (2005), Kết quả tuyển chọn Cây dừa mẹ tại một số tỉnh phía Nam, Tuyển tập công trình khoa “ Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Bộ Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.91-100.
  5. Nguyễn thị Bích Hồng (2010). Kết quả khảo nghiệm giống dừa dứa tại một số địa phương trồng dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Tuyển tập công trình khoa học           “ Nghiên cứu phát triển nguyên liệu và chế biến các sản phẩm từ cây có dầu”. Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Bộ Công Thương. Nhà xuất bản Nông nghiệp,.tr.23-29.
  6. Phạm thị Lan, Diệp thị Mỹ Hạnh, Nguyễn An Linh, Võ văn Long, Nguyễn thị Bích Hồng, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn văn Minh, Huỳnh Châu Viết Phương (2005), Nghiên cứu khả năng thích nghi của một số giống dừa lai. Tuyển tập công trình khoa học “ Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Bộ Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.112-122.
  7. Vũ thị Mỹ Liên, Trần thị Ngọc Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Trương Thiện Trí, Võ Phan Misa (2005), Kết quả nghiên cứu công nghệ nuôi cấy phôi dừa ở Việt Nam.Tuyển tập công trình khoa học “ Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Bộ Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.159-167.
  8. Võ văn Long và ctv.,(2011). Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật 2011. Báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng khoa học  Bộ Công Thương tháng 12/2011.
  9. Võ văn Long (2007), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống dừa công nghiệp và uống nước có triển vọng ở phía Nam, Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
  10. Nguyễn thị Lệ Thủy, Võ Văn Long, Nguyễn thị Bích Hồng, Phạm thị Lan, Đào Ngọc Hải, Ngô thị Lam Giang, Diệp thị Mỹ Hạnh (2005), Kết quả chọn tạo giống dừa lai cao sản bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo. Tuyển tập công trình khoa học “ Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Bộ Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.441-447.
  11. Nguyễn Đăng Phú, Phạm Mạnh Đoàn, Lại văn Sấm, Nguyễn thị Mỹ Linh (2010), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng. Tuyển tập công trình khoa học “ Nghiên cứu phát triển nguyên liệu và chế biến các sản phẩm từ cây có dầu”. Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Bộ Công Thương. Nhà xuất bản Nông nghiệp,.tr.30-41.

 


Các tin khác:
Cây dừa- một số kết quả nghiên cứu và phát triển
Cây dừa các tỉnh phía Nam - Thực trạng và giải pháp
Người tạo nhiều giống dừa nhất Bến Tre
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 30.748.297
Online: 56
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun